Mỗi năm hơn 20.000 người Việt tử vong vì ung thư phổi
Tin tức

Mỗi năm hơn 20.000 người Việt tử vong vì ung thư phổi

    Theo Bệnh viện K, nhiều nghiên cứu cho thấy 80% bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, không khí.

    Ung thư phổi là một trong những ung thư đứng hàng đầu và là nguyên nhân “đứng top” gây tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. Tỷ lệ mắc ung thư phổi ngày càng tăng ở nữ giới...

    80% bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá

    Tại hội thảo khoa học nhằm cập nhật thông tin và những giải pháp mới hỗ trợ điều trị, phòng ngừa ung thư phổi do Bệnh viện K vừa tổ chức, các chuyên gia của Bệnh viện K thông tin theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, 3 khu vực có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao nhất lần lượt là Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Á, Việt Nam cũng là một trong những đất nước nằm trong các khu vực này.

    Năm 2018, Việt Nam có thêm hơn 23.000 người mắc ung thư phổi, con số này có thể tăng lên vào những năm tiếp theo.

    U phổi là một khối mô bất thường, phát triển quá mức và không hài hòa với những tổ chức bình thường kế cận. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, bao gồm: Suy giảm miễn dịch, những biến đổi bên trong cơ thể và tác động bên ngoài môi trường.

    Moi nam hon 20.000 nguoi Viet tu vong vi ung thu phoi hinh anh 1 ung_thu_phoi.jpg

    Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi, đây thực sự là con số đáng báo động. Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy 80% bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, không khí và nếp sống thiếu vệ sinh… Nếu có nhiều yếu tố phối hợp với nhau, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

    Hầu hết trường hợp mắc ung thư phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu. Thông thường, người mắc dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác, dẫn đến điều trị sai cách. Cho tới khi một số triệu chứng bộc lộ rõ rệt như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực… bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên khó khăn.

    Có 2 loại chính của ung thư phổi: Ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm khoảng 10%, nhưng khi phát hiện đã cho xâm lấn và di căn xa; Ung thư phổi không tế bào nhỏ, chiếm khoảng 90%, phát triển qua từng giai đoạn.

    Các bác sĩ Bệnh viện K cho hay trong những thập niên qua, các phương pháp điều trị ung thư phổi bằng tây y như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật tuy có nhiều tiến bộ, giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư phổi tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vẫn rất cao.

    Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh này, đây thực sự là những con số đáng báo động.

    Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống của bệnh ung thư phổi trên 5 năm gần 45%

    Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể được phẫu thuật để kéo dài sự sống, tỷ lệ sống trên 5 năm xấp xỉ 44,5%. Tuy nhiên, tiên lượng sống của bệnh nhân bị u phổi ác tính giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 3-6 tháng.

    Căn bệnh u phổi làm cho người mắc bị suy giảm sức khỏe toàn trạng, nhiều người không thể tham gia hết được liệu trình điều trị, hoặc sau điều trị thành công vẫn có khả năng tái phát.

    Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư phổi

    Triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài. Thở ngắn, ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư phổi.

    Một thời gian sau, bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.

    Khuyến cáo

    Các bác sĩ Bệnh viện K cho hay yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng chống bệnh ung thư phổi là không hút thuốc lá. Cải thiện vệ sinh công nghiệp và tránh tiếp xúc với khói bụi, đi khám sức khỏe định kỳ cũng giúp phòng chống ung thư phổi.

    Nguồn: Zing.vn

    backtop
    Close
    Product Price Quantity Amount
    Giỏ hàng: 0.đ